Tăng tốc cpu win 10

     

Hướng dẫn tối ưu hóa Win 10 với hơn 20 thủ thuật đơn giản, giúp máy tính cấu hình yếu có thể chạy nhanh hơn với Win 10.

Bạn đang xem: Tăng tốc cpu win 10

*


*

Ngày nay, người sử dụng Windows 10 trở nên phổ biến. Những bản cập nhật mới hàng tháng của Windows 10 được cập nhật thường xuyên mang lại cho chúng ta những trải nghiệm mới trên hệ điều hành Windows 10. Vì vậy nhu cầu tối ưu hóa windows 10 ngày càng cao.

Thế nhưng, trong quá trình sử dụng hệ điều hành Windows 10 sẽ phát sinh ra nhiều ứng dụng không dùng tới, các file tạm của hệ thống gây nặng máy, các ứng dụng trở nên ì ạch hơn, quá trình khởi động lâu hơn... Nên trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách để tối ưu hóa hiệu suất cho tất cả các máy tính đang chạy hệ điều hành Windows 10 làm cho quá trình xử lý ứng dụng trở nên mượt mà và giảm thiểu được tình trạng treo máy.

Lưu ý: Các thủ thuật này không gây hư hại cho toàn bộ hệ thống Windows 10.

Bài viết này được đăng tại

1. Khởi động lại giúp Win 10 mượt như ban đầu


Khi bạn khởi động lại máy tính thì sẽ đưa nó về trạng thái ban đầu, chính là lúc mà máy tính mạnh mẽ nhất. Lúc đó chúng ta chưa chạy nhiều ứng dụng, RAM và CPU vẫn còn đang trống nên máy tính sẽ hoạt động nhanh hơn. Đây không hẳn là một thủ thuật tối ưu hóa Win 10, mà nó đơn giản chỉ là một lời khuyên khi bạn sử dụng máy tính quá lâu.

Lưu ý rằng chế độ Sleep hoặc Hibernate sẽ không làm sạch hệ thống, mà nó chỉ ngủ đông tạm thời mà thôi. Vì vậy, lời khuyên là các bạn nên tắt máy tính nghỉ 10 phút sau khoảng 3 - 4h làm việc.

Các bước thực hiện:

Vào StartClick vào PowerChọn Shut down.

2. Sử dụng toàn bộ các luồng xử lý của CPU

Theo mặc định thì CPU sẽ dành lại một ít để phục vụ cho việc chạy ngầm. Nên để tối ưu hóa win 10 thì bạn có thể sử dụng toàn bộ tài nguyên đó. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Mở hộp thoại Run trên Windows bằng cách gõ tổ hợp phím Windows Key + R.

Tại hộp thoại Run các bạn gõ msconfig (Microsoft System Configuration Utility) rồi nhấn Enter để mở thiết lập hệ thống.

Bước 2: Tại hộp thoại MSConfig hiện ra các bạn chọn vào thẻ Boot. Sau đó chọn hệ điều hành bạn đang sử dụng. Tiếp theo chỉnh Timeout: giá trị bằng 3 (seconds).

Bước 3: Tiếp tục chọn Advanced options... để mở thiết lập chuyên sâu.

Bước 4: Tích dấu vào ô kiểm Number of process sau đó đẩy tùy chọn xuống chọn luồng xử lý, các bạn chọn luồng xử lý cao nhất. Sau đó nhấn OK để chấp nhận thay đổi.

Bước 5: Quay trở lại màn hình MSConfig các bạn chọn Apply sau đó chọn tiếp OK để thoát khỏi thiết lập hệ thống.

Bước 6: Hộp thoại nhỏ hiện lên, các bạn có thể khởi động lại máy tính để thiết lập các thay đổi bằng cách nhấn vào nút Restart.

Nếu CPU của bạn quá nóng thì hãy tham khảo hai bài viết sau:

3. Thay đổi kiểu hiển thị CPU

Cách hiển thị của thanh Task Manager cũ không được thuận tiện. Bạn nên chỉnh lại một chút để trông nó sáng sủa hơn nhé. Thao tác này giúp máy tính Win 10 của bạn chuyên nghiệp lên hẳn đấy.

Các bạn có thể thay đổi kiểu hiển thị số luồng xử lý của CPU bằng cách sau:

Bước 1: Mở Windows Task Manager (Trình Quản Lý Tác Vụ) bằng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc hoặc phải chuột vào thanh Taskbar chọn Task Manager hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del sau đó chọn Start Task Manager.

Bước 2: Chọn thẻ Performance sau đó chọn CPU.

Bước 3: Tại đồ thị hiển thị xung nhịp của CPU các bạn click phải chuột vào đồ thị chọn Change graph to sau đó chọn Logical Processors.

Vậy là đồ thị hiển thị xung nhịp sẽ hiển thị các luồng xử lý đang chạy.

4. Bật lại chế độ ngủ đông của hệ thống

Thông thường, sau khi cài đặt Windows xong thì một số phiên bản Windows sẽ tắt chế độ ngủ đông cho máy tính làm tiết kiệm dung lượng trên ổ cứng, các bạn có thể bật lại theo các cách như sau.

Lợi ích của việc này là giúp bạn nhanh chóng trở lại các phiên đang làm việc. Tuy nhiên, đây là tính năng nên hạn chế sử dụng nếu bạn muốn tối ưu hóa win 10.

Bước 1: Bật Command Prompt với quyền quản trị (Admin) bằng cách phải chuột vào nút Start chọn Command Prompt (Admin) để khởi chạy CMD với quyền quản trị viên.

Bước 2: Thực hiện câu lệnh sau để bật lại chế độ ngủ đông <Hibernate> của hệ thống:

powercfg - h on

Để tắt bỏ chạy câu lệnh: powercfg -h off

Vậy là bạn đã có thể kích hoạt được chế độ ngủ đông cho máy tính của mình.

Tham khảo thêm trong bài Cách bật / tắt chế độ Hibernate trên Windows 10

5. Tắt hiệu ứng chuyển động và Set RAM ảo cho hệ thống

Các hiệu ứng chuyển động các bạn có thể tắt để không còn các hiệu ứng trễ trên hệ thống

Thông thường <RAM> vật lý của các bạn hiện đang sử dụng có thể sẽ không đủ để chạy nhiều ứng dụng, hiện tượng Low Memory thường xuyên xuất hiện làm ứng dụng bị ngừng đột ngột, ngay khi đó các bạn phải thiết lập RAM ảo cho máy tính (RAM ảo được lấy từ ổ cứng) để tránh được hiện tượng tràn RAM khi xử lý ứng dụng nặng.

Bước 1: Mở This PC, phải chuột chọn Properties để mở thuộc tính hệ thống.

Bước 2: Tại Thuộc tính hệ thống các bạn chọn Advanced system settings để mở thiết lập chuyên sâu.

Bước 3: Tại thẻ Performance (Hiệu suất) các bạn chọn Settings.

Bước 4: Tại thẻ Visual Effects các bạn tiến hành thiết lập tắt các hiệu ứng chuyển động theo hình dưới.

Bước 5: Chuyển qua thẻ Advanced các bạn chon Change để thay đổi RAM ảo cho hệ thống.

Bước 6: Bỏ tích dấu tại ô kiểm Automatically manage paging file size for all drives.

Bước 7: Tiến hành chọn ổ hệ điều hành Windows 10 các bạn đang chạy sau đó chọn phần Custom Size để thay đổi dung lượng RAM ảo.

Bước 8: Tại phần Intial size (MB) các bạn điền số RAM vật lý các bạn đang sử dụng. (Ví dụ: Mình đang sử dụng RAM 12GB thì mình sẽ điền là 12288).

Bước 9: Tại phần Maximum size (MB) các bạn điền số RAM các bạn muốn tăng lên trong quá trình sử dụng (Thông thường sẽ gấp 2 lần so với số RAM vật lý)

Bước 10: Chọn Set để xác nhận thiết lập RAM ảo. Sau đó chọn OK để thoát thiết lập RAM ảo.

Bước 11: Các bạn sẽ phải khởi động lại máy tính để quá trình đặt RAM ảo hoàn tất.

6. Xóa tập tin tạm của hệ thống

Sau một khoảng thời gian sử dụng thì máy tính sẽ lưu rất nhiều file rác, file tạm, file cache ... Những file này là cần thiết nếu nó vừa mới được tạo xong, vì nó phục vụ cho công việc của bạn ngay lúc đó. Tuy nhiên, nếu file đó quá cũ rồi thì bạn nên xóa đi để giúp tối ưu hóa Win 10 hơn.

Bước 1: Mở hộp thoại Run trên Windows bằng cách gõ tổ hợp phím Windows Key + R.

Bước 2: Tại hộp thoại Run các bạn gõ %temp% (Temporary) rồi nhấn Enter để mở thư mục chứa các tệp tin tạm của hệ thống.

Bước 3: Các bạn chọn tất cả các tệp tin bằng tổ hợp phím Ctrl + A sau đó chọn Delete để xóa bỏ khỏi hệ thống.

7. Tắt các ứng dụng chạy nền trên hệ thống

Đây chắc chắn là một phương pháp giúp tăng tốc máy tính Win 10 đấy, giúp những máy cấu hình yếu có thể chạy mượt hơn. Có một số ứng dụng không cần thiết sẽ tự chạy mỗi khi bạn khởi động máy tính. Nếu không dùng đến thì hãy tắt nó đi.

Bước 1: Các bạn mở Start chọn mục Setting (hoặc có thể nhấn tổ hợp phím Windows Key + I) để mở nhanh hộp thoại cài đặt.

Bước 2: Chọn Privacy.

Bước 3: Tại thẻ General các bạn tắt hết các chức năng như hình dưới.

Bước 4: Tiếp tục chuyển qua thẻ Background apps các bạn tắt tiếp mục Let apps run in background.

Vậy là các bạn đã tắt được các ứng dụng chạy ngầm và các gợi ý từ cửa hàng Store trên Windows 10.

Xem thêm:

8. Tắt Windows Defender nếu sử dụng phần mềm diệt Virus bên thứ ba

Các bạn vẫn có thể sử dụng Windows Defender chạy song song với phần mềm diệt Virus bên thứ ba, nhưng một số khi phần mềm này tự động chạy gây nên lỗi Full Disk đối với một số máy tính, các bạn có thể tắt nó đi nếu không cần sử dụng tới bằng các cách như sau.

Bước 1: Mở hộp thoại Run trên Windows bằng cách gõ tổ hợp phím Windows Key + R.

Bước 2: Tại hộp thoại Run các bạn gõ gpedit.msc (Group Policy Editor) rồi nhấn Enter.

Bước 3: Tại cửa sổ Group Policy Editor các bạn truy cập theo đường dẫn như sau để mở thiết lập Windows Defender.

Đường dẫn: Computer Configuration/Administrative Templates/Windows Components/Windows Defender Antivirus/

Bước 4: Tại cửa sổ thiết lập Windows Defender các bạn click đúp chuột vào mục Turn off Windows Defender Antivirus.

Bước 5: Chọn Enable nếu muốn tắt sau đó chọn Apply và chọn OK để thoát hộp thoại và tắt Windows Defender.

Lưu ý: Sau này khi các bạn muốn bật lên thì vào lại đường dẫn trên mở thiết lập trong Turn off Windows Defender Antivirus sau đó tích dấu vào Disable chọn Apply OK để kích hoạt lại nhé.

Sau khi các bạn thay đổi lựa chọn, hãy khỏi động lại máy tính của các bạn để hoàn tất thiết lập.

9. Tắt các dịch vụ không sử dụng đến

Tương tự như các ứng dụng chạy ngầm. Trên Windows 10 vẫn có các dịch vụ chạy ngầm, nên bạn hãy tắt nó đi để giúp win 10 được tối ưu hơn.

Bước 1: Mở Control Panel trên màn hình máy tính, hoặc có thể tìm trong Start Menu với từ khóa Control Panel.

Bước 2: Mở cài đặt chương trình (Program).

Bước 3: Chọn Turn Windows Features on or off.

Bước 4: Tắt tất cả ngoại trừ .NET Framework 3.5 và .NET Framework 4.7, bạn nào cần in ấn thì để lại mục Print and Document Services.

Bước 5: Chọn OK để xác nhận tắt và khởi động lại máy tính để áp dụng thay đổi.

10. Không ghim nhiều các ứng dụng lên thanh tác vụ

Các bạn chỉ nên ghim những ứng dụng thật cần thiết và thường xuyên sử dụng lên thanh tác vụ của hệ thống, không nên quá lạm dụng ghim lên thanh tác vụ. Việc này giúp giao diện Win 10 tối ưu hơn.

11. Tăng hiệu suất cho laptop

Laptop sẽ có chế độ tiết kiệm PIN và chế độ sử dụng với hiệu suất cao. Nếu bạn không quan tâm đến PIN thì có thể tăng hiệu suất lên để giúp máy tính WIn 10 chạy nhanh hơn.

Từ phiên bản Windows 10 Version 1709 trở lên các bạn tích dấu vào cục pin đang chạy dưới thanh tác vụ.

Tại đây các bạn kéo sang bên phải để thay đổi chế độ hiệu suất cao cho máy tính (Best performance), nếu bạn có việc phải sử dụng đến pin nhiều hơn trong khi không mang theo sạc pin các bạn có thể kéo về bên trái (Best battery life) .

12. Cài đặt driver của hãng sản xuất

Đối với việc cài Windows xong việc cài đặt các trình điều khiển thiết bị cho máy tính của bạn, nhưng khuyên các bạn không nên sử dụng bất cứ một phần mềm bên thứ ba nào để cài driver cho máy tính của bạn, chúng có thể gây ra các hiện tượng xung đột các trình điều khiển thiết bị gây nên hiện tượng lỗi màn hình xanh chết chóc. Hơn thế, một số phần mềm giả mạo có chứa Virus, Malware, Trojan có thể nhiễm vào máy tính của bạn bất cứ lúc nào.

Ví dụ: Tôi đang sử dụng máy tính HP EliteBook 8570W thì sẽ tìm kiếm Google với từ khóa: HP 8570W Drivers (Cú pháp từ khóa: "Tên máy tính" Drivers)

Sau đó chọn trang chủ của hãng máy tính bạn vừa tìm kiếm (hầu hết sẽ là trang đầu tiên luôn), sau đó các bạn tiến hành chọn hệ điều hành cần cài đặt Drivers và tải các Driver về để cài đặt.

Sau khi các bạn cài đặt xong thì bạn có thể sử dụng máy tính rất an toàn mà không bị dính bất cứ loại trojan hay malware nào.

13. Không sử dụng các ứng dụng tăng tốc Windows

Các phần mềm bên thứ ba như Advanced System Care, SpeedUp MyPC,... hoặc bất cứ ứng dụng nào đều gây chậm máy hoặc bị nhiễm virus, chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng các phần mềm bên thứ ba để tăng tốc hệ thống máy tính.

Các phần mềm này không sử dụng Win 10 đúng, vì vậy ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy tốc độ tăng, nhưng về lâu dài thì có thể bị hỏng đấy nhé.

14. Update Windows 10 đầy đủ

Trên hệ điều hành Windows 10 các bạn nên để dịch vụ Windows Update luôn luôn được bật để có thể cập nhật được những bản vá lỗi hệ thống mới nhất từ Microsoft tránh được những rủi ro từ những lỗ hổng bảo mật.

15. Dọn các gói cập nhật Win 10 thừa

Bước 1: Mở hộp thoại Run trên Windows bằng cách gõ tổ hợp phím Windows Key + R.

Bước 2: Tại hộp thoại Run các bạn gõ đường dẫn sau rồi nhấn Enter.

Đường dẫn: C:\Windows\SoftwareDistribution\Download

Sau đó các bạn chọn toàn bộ tệp tin bằng tổ hợp phím tắt Ctrl + A rồi xóa bỏ toàn bộ chúng nhé.

16. Dọn dẹp hệ thống Win 10 sau khi có bản cập nhật

Sau khi có bản cập nhật mới, những tệp thừa thãi sẽ vẫn ở trên phân vùng hệ điều hành của bạn, hãy tiến hành dọn chúng để máy tính không bị chậm, treo bằng cách sau.

Bước 1: Tìm Disk Cleanup từ thanh tìm kiếm của Start Menu để mở dịch vụ dọn dẹp hệ thống.

Bước 2: Chọn đúng phân vùng chứa hệ điều hành bạn đang sử dụng và chọn OK để phần mềm quét các tệp dư thừa trong hệ thống.

Bước 3: Tiếp tục chọn vào mục Clean up system files để quét sâu các tệp thừa trong hệ thống.

Bước 4: Tích dấu vào toàn bộ các ô kiểm trên mục Files to delete sau đó chọn OK.

Bước 5: Tiếp tục chọn Delete Files để quá trình dọn dẹp được bắt đầu.

Chờ quá trình dọn dẹp hoàn tất vậy là máy tính của bạn sẽ không còn bị các tệp dư thừa làm treo máy nữa.

17. Bỏ đổi màu tự động của hệ thống

Bước 1: Các bạn mở Setting của hệ thống bằng việc mở Start Menu chọn Setting hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Windows Key + I để mở nhanh.

Bước 2: Chọn Personalization.

Bước 3: Chọn tiếp thẻ Colors để điều chỉnh màu. Tắt bỏ chế độ điều chỉnh màu tự động (Automatically pick an accent color from my background).

Bước 4: Tiếp tục kéo xuống tắt mục Transparency effects (Từ trạng thái On thành Off).

18: Nâng cấp RAM khi nó quá yếu

Các thủ thuật trên không thể khắc phục được tình trạng RAM yếu. Ví dụ máy tính của bạn có RAM 2GB, thì việc cài đặt Windows 10 trên đó là không nên. Nếu cài được thì cũng không sử dụng được.

Lúc này bạn hãy nâng cấp RAM đi nhé. Tham khảo trong bài viết Cách tháo lắp RAM máy tính và nâng cấp RAM cho laptop / PC.

Trên đây là tổng hợp tất cả cách phương pháp để tối ưu hóa Win 10, giúp không còn hiện tượng <Full Disk>, không bị treo cứng máy nữa.

Các bạn có thể kết hợp sử dụng phần mềm Cleaner System Windows chúng tôi đã cung cấp trước đó của tác giả ThienIT. Có thể sử dụng thêm phần mềm diệt virus NOD32 mà mình cũng đã cung cấp trước đó để bảo vệ toàn diện máy tính của bạn. Hy vọng với một số thủ thuật nhỏ sau đây sẽ khiến cho các trải nghiệm ứng dụng của các bạn sẽ được tăng lên đáng kể. Mọi phản hồi, góp ý các bạn vui lòng để lại phía bên dưới phần Nhận xét. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã đón xem theo dõi đón xem.